Có lẽ nhiều người trong chúng ta có thể biết rằng việc sử dụng loại đường truyền sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ truyền cũng như khoảng cách của chuẩn. Lấy ví dụ cụ thể, đó chính là RS232, việc sử dụng đường truyền không cân bằng đã giới hạn tốc độ cùng phạm vi truyền của chúng. Và tới RS485, người ta đã sử dụng loại đường truyền cân bằng với hai dây A, B mà không có dây mass. Và ở đây, một vài người có thể cảm thấy hơi tò mò về sự cân bằng trong hai dây sẽ được tạo ra như thế nào. Theo tìm hiểu, tín hiệu trên hai dây có sự ngược nhau (bên phát mức cao >< bên phát mức thấp). Cũng chính vì đặc điểm này mà hiện có rất nhiều người, hệ thống sử dụng loại chuẩn trên.
Có thể thấy RS485 là một trong những lựa chọn của nhiều công ty, doanh nghiệp, môi trường công nghiệp. Sự tin tưởng này có được là nhờ vào khả năng kháng yếu tố gây nhiễu trong cáp sử dụng chuẩn. Ở đây, chúng ta sẽ có một cặp dây xoắn (Twisted-pair wire). Sử dụng loại dây xoắn đôi này giúp chúng ta có thể tránh được yếu tố gây nhiễu ở bên ngoài đồng thời chống phát xạ nhiễu từ bên trong. Do đó, hầu hết các cáp theo chuẩn RS485 đều sử dụng cặp dây xoắn này khi hoạt động tại môi trường công nghiệp, giúp cho việc phát tán tín hiệu đi nhanh hơn.
Như đã giới thiệu từ trước, chuẩn tín hiệu RS485 sử dụng hệ thống truyền dẫn cân bằng mà không có dây mass. Có thể nói nhờ điều này mà chất lượng, phạm vi cũng như tốc độ truyền tín hiệu nhanh hơn so với trước. Tuy nhiên, việc không sử dụng mass cũng đã dẫn tới một vấn đề khá đau đầu đó là phải tùy chỉnh làm sao cho hai điện áp tín hiệu hướng về chung một điểm. Cách giải quyết được sử dụng ở đây chính là điện áp kiểu chung (Common-mode voltage -VCM). Theo cách này, tín hiệu truyền dẫn trên hai dây sẽ được hướng về một điểm chung, có thể là một mức điện áp nào đó hoặc là mass. Bạn có biết chuẩn RS485 là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay hay không? Trong đó, có lẽ chúng ta không thể không kể tới RS485 – một loại chuẩn tín hiệu đang nhiều người đánh giá cao.
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments